Khái quát

Vườn quốc gia Pù Mát nằm trong khu vực sinh thái Bắc Trường Sơn. Đây là một khu vực bảo tồn tính đa dạng sinh học đại diện cho hệ sinh thái rừng nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình lớn nhất khu vực Bắc Trường Sơn và là nơi đã xác định có sự phân bố của nhiều loài động, thực vật quý hiếm, trong đó phải kể đến các loài mới được khoa học phát hiện trong những năm 90 của thế kỷ XX. Độ cao trong khu vực dao động từ 200 m – 1.841 m tạo ra nhiều dải núi chính chia cắt địa hình mạnh.

Giá trị về Đa dạng sinh học của VQG Pù Mát

Theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng năm 1992 thì Vườn quốc gia Pù Mát có 1.297 loài thực vật bậc cao, 64 loài thú, 137 loài chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng cư.
Sau khi được thành lập, Vườn quốc gia Pù Mát được sự hỗ trợ của dự án lâm nghiệp xã hội và bảo tồn thiên nhiên Nghệ An, cùng với sự cộng tác của 55 nhà khoa học trong và ngoài nước, 17 cán bộ Vườn quốc gia Pù Mát đã tổ chức nhiều đợt điều tra, nghiên cứu thực địa ở vùng núi thấp và vùng núi cao trong thời gian từ năm 1998 đến năm 2004.  Kết quả đa dạng sinh học tổng hợp như sau:
1. Về thực vật
– Qua kết quả nghiên cứu của các chuyên gia trong nước và quốc tế, hiện tại đã xác định được có 2.494 loài thực vật, 931 chi thuộc 202 họ. Trong đó có 70 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam có nguy cơ bị tiêu diệt; chiếm 2,81% tổng số loài của khu hệ. Công thức các loài quí hiếm hệ thực vật Pù Mát theo sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) là:
Tổng số loài:  70 loài = 44 VU + 22EN + 4CR
Các loài thực vật quý hiếm tìm thấy ở  Pù Mát bao gồm 44 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp), 22 loài ở mức EN (Nguy cấp), 4 loài ở mức CR (Rất nguy cấp).
63 loài nằm trong sách đỏ IUCN (2007).
Công thức là: 63 loài = 25VU+ 4EN+ 4CR+ 7LR/nt+ 1NT+ 3DD+ 18LR/lc+ 1LC 
Như vậy Các loài thực vật quý hiếm ở Pù Mát bao gồm  25 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp), 4 loài ở mức EN (Nguy cấp), 4 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 8 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ), 3 loài ở mức DD (Thiếu dẫn liệu), 19 loài ở mức LC (ít lo ngại) 
Qua các dẫn liệu cho thấy, Pù Mát có đủ sự đa dạng, phong phú về giá trị nguồn gen thực vật của một VQG ở Việt Nam.
Các kiểu thảm thực vật của VQG Pù Mát:
Rừng kín thường xanh hỗn giao cây lá rộng, lá kim á ẩm nhiệt đới chiếm 29%.
Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới 46,5%
Kiểu phụ rừng lùn đỉnh núi 1,7%
Rừng phục hồi sau khai thác và sau nương rẫy 21%
Trảng cỏ cây bụi, cây gỗ rải rác 1,4%
Đất canh tác nông nghiệp và nương rẫy 0,4%
2. Về động vật
Kết quả khảo sát, điều tra đa dạng sinh học từ năm 1998 đến năm 2004 đã thống kê được thành phần các loài động vật có tại Vườn quốc gia Pù Mát như sau:
– Về thú: Có 132 loài, thuộc 11 bộ và 30 họ. Trong đó có 42 loài thú lớn, 39 loài dơi và 51 loài thú nhỏ. Theo danh lục IUCN (2007) tổng số có 93 loài. Công thức như sau:
93 loài= 12VU+ 4EN+ 1CR+ 3LC+ 2NT+ 5LR/nt+ 61LR/lc + 5DD
Như vậy Pù Mát bao gồm 12 loài Thú ở mức VU ( Sẽ nguy cấp), 4 loài ở mức EN (Nguy cấp), 1 loài ở mức CR(Rất nguy cấp), 7 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ),5 loài ở mức DD (Thiếu dẫn liệu), 64 loài ở mức LC (ít lo ngại)
Tiêu biểu là các loài Voi, Hổ, Sao la, Vượn đen má trắng, Chà vá chân nâu, Khỉ đuôi lợn, Mang trường sơn, Chó sói lửa…
42 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam (RBD 2007). Công thức như sau:
42 loài = 18VU+ 17EN+ 3CR+ 2LR/nt+ 2DD
Tức là, gồm 18 loài Thú ở mức VU ( Sẽ nguy cấp), 17 loài ở mức EN (Nguy cấp), 3 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 2 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ), 2 loài ở mức DD (Thiếu dẫn liệu)
Về Chim: Có 361 loài thuộc 49 họ và 14 bộ bao gồm cả chim bản địa và chim di cư. Trong số này có 287 loài nằm trong danh lục IUCN (2007) . Công thức như sau:
287 loài = 7NT+ 3VU+ 277LC
Như vậy Pù Mát bao gồm 7 loài ở mức NT (sắp bị đe doạ), 3 loài ở mức VU (Sẽ nguy cấp), 277 loài ở mức LC (ít lo ngại).
15 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007). Công thức như sau: 
15 loài= 8 VU +1EN+  2CR+ 1LR/nt + 3LR/cd
Tức là, gồm 8 loài Chim ở mức VU ( Sẽ nguy cấp), 1 loài ở mức EN (Nguy cấp), 2 loài ở mức CR (Rất nguy cấp), 1 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ), 3 loài ở mức Cd (Phụ thuộc bảo tồn)
Tiêu biểu có các loài Trĩ sao, Công, Gà lôi trắng, Gà tiền… Hai quần thể Trĩ sao và Hồng hoàng, Niệc cổ hung được xem có tầm quan trong cao mang tính quốc tế, và các quần thể của các loài khác như Diều cá bé cũng có thể có tầm quan trong bảo tồn quốc gia.
– Về Lưỡng cư và bò sát: Tổng cộng có 86 loài. Cụ thể có: 33 loài Lưỡng cư và 53 loài Bò sát (trong đó có 16 loài Rùa, 12 loài Tắc kè, Kỳ đà,  25 loài rắn). 
Trong đó: Lưỡng cư có 23 loài nằm trong danh lục IUCN 2007, với công thức như sau:
23 Loài= 2NT+ 1DD+ 20LC. 
Tức là: 2 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ), 1 loài ở mức DD (thiếu dẫn liệu), 20 loài ở mức LC (ít lo ngại)
3 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007), công thức: 
3 loài=  2VU+ 1EN. 
Tức là gồm 2 loài ở mức VU ( Sẽ nguy cấp), 1 loài ở mức EN (Nguy cấp)
Bò sát có 17 loài nằm trong danh lục IUCN 2007 với công thức như sau:
17 loài =  4VU + 9EN + 2CR + 2LR/nt
Bao gồm: 4 loài ở mức VU ( Sẽ nguy cấp), 9 loài ở mức EN (Nguy cấp), 2 loài ở mức CR(Rất nguy cấp), 2 loài ở mức NT (Sắp bị đe doạ).
20 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) với công thức như sau:
20 loài = 7VU + 9EN + 4CR  
Bao gồm:  7 loài ở mức VU ( Sẽ nguy cấp), 9 loài ở mức EN (Nguy cấp), 4 loài ở mức CR(Rất nguy cấp)
Tiêu biểu có các loài như Rùa Ba vạch, Rùa Núi viền, Rùa hộp trán vàng, rắn lục xanh, Rắn hổ chúa…
Về cá: Có 83 loài thuộc 56 chi, 19 họ.
5 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) với công thức như sau:
5 loài RBD= 4VU+ 1EN.
Bao gồm: 4 loài ở mức VU ( Sẽ nguy cấp), 1 loài ở mức EN (Nguy cấp)
Tiêu biểu có các loài: Cá chình, Cá lăng, Cá mát, cá lấu…
– Về Bướm: Tổng cộng có 459 loài bướm bao gồm: 365 loài bườm ngày, 94 loài bướm đêm (83 loài bướm sừng và 11 loài bướm Hoàng đế). Trong đó có 7 loài bướm ngày và 4 loài bướm đêm (bườm sừng) là những loài mới ở Việt Nam. Ngoài ra còn có 3 loài bướm ngày nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007) được xếp hạng ở mức VU (Sẽ nguy cấp).
– Về kiến: Bước đầu đã xác định được 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt tại VQG Pù Mát. Tuy nhiên, tên cụ thể của các loài kiến hiện đang chờ giám định.
– Về Côn trùng: Tổng cộng hiện đã xác định được 1084 loài thuộc 64 họ, của 7 bộ. Trong đó có 71 loài đặc hữu.
Như vậy, VQG Pù Mát có tổng số loài động vật quý hiếm nằm trong danh lục IUCN (2007) là 420  loài. Công thức tổng hợp như sau:
420 loài = 13EN+ 19VU+ 3CR+ 11NT+ 7LR/nt+ 300LC+ 61LR/lc+ 6DD.
88 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam (RBD 2007). Công thức tổng hợp như sau:
88 loài =  42VU +  29EN+  9CR+  3LR/nt+  3LR/cd+ 2DD
Yếu tố đặc hữu của khu hệ chim và thú ở VQG Pù Mát cũng cao, có tới 12 loài (cho Việt Nam và Lào) trong số đó có những loài đặc trưng như Chào vao, Voọc đen, Sao la, Mang lớn, Mang Trường sơn, Chà vá chân nâu, Vượn Má vàng, Thỏ vằn, Cầy vằn, Trĩ sao, Khướu mỏ dài.
Về lĩnh vực bảo tồn loài, Pù Mát chẳng những là một khu tầm cỡ quốc gia mà còn có giá trị cho cả Lào và Đông dương. Điều đặc biệt quan trọng là quần thể một số loài chim và thú thực sự có nguy cơ bị tiêu diệt ở Việt Nam và trên thế giới vẫn còn khả năng bảo tồn phát triển nếu VQG được quản lý và bảo vệ tốt đó là các loài Voi, Hổ, Sao La, Bò tót, Mang Trường Sơn, Thỏ vằn, Cầy Vằn, Gấu chó, Gấu ngựa, Trĩ sao.